Bên cạnh các kênh social media thì website đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của Doanh nghiệp.
Đặc biệt là những cá nhân, doanh nghiệp Startup bởi phần lớn sẽ không chú trọng vào website và đợi khi nào có ngân sách rồi xây dựng chuẩn chỉnh.
Tuy vậy, bạn cần cân nhắc giữa chi phí và lợi ích mà website mang đến để phát triển kinh doanh thuận lợi nhé. Bên dưới là 6 điều mà khách hàng không thích khi truy cập vào website của bạn, hãy lưu ý vì sẽ không nhiều nhà thiết kế website tư vấn kỹ cho bạn những điều này. Đặc biệt, trải nghiệm khách hàng không tốt sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng thấp.

1. THỜI GIAN ĐỂ KHÁCH HÀNG TẢI TRANG QUÁ LÂU

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để khách hàng ở lại trang website của bạn chính là tốc độ tải trang. Làm sao bạn có thể thu hút khách hàng và khiến họ trở thành khách hàng của mình nếu họ rời khỏi website khi trang còn chưa kịp tải xong.
Theo thống kê có đến 48% người truy cập website mong muốn website tải trong 2 giây và đến 40% khách hàng sẽ bỏ qua website nếu website bạn mất đến 3 giây để tải trang.

2. WEBSITE KHÔNG ĐƯỢC TỐI ƯU HÓA CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG

Ngày nay, tỷ lệ khách hàng sử dụng thiết bị di động để vào website cao hơn tỷ lệ khách hàng sử dụng laptop để vào website. Do đó, yêu cầu tối thiểu tiếp theo chính là website của bạn phải có giao diện thân thiện với thiết bị di động. Nếu khách hàng bị rối mắt, phải phóng to chữ hay chụm lại khi đọc thông tin, liệu họ có còn cảm hứng để liên hệ hay để lại thông tin cho bạn.

3. ÂM THANH VIDEO ĐỘT NGỘT PHÁT LÊN

Nhiều website thường để video tự phát và điều này vô tình khiến khách hàng giật mình, khó chịu,… Bạn đang cố gắng nhồi nhét thông tin cho khách hàng qua autoplay của video, điều này chính là con dao hai lưỡi khiến khách hàng càng rời xa bạn. Trong trường hợp này, lời khuyên dành cho bạn chính là hãy để khách hàng chủ động play video, hoặc để autoplay nhưng trong tình trạng tắt tiếng.

4. KHÔNG CÓ THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website mà không có để thông tin liên hệ chẳng khác nào nhà mà không có chủ. Vì vậy, bạn nên để rõ thông tin liên hệ vào cuối trang web, để khách hàng có thể liên hệ bạn dễ dàng.
Một số thông tin liên hệ như: Số điện thoại, Email, Địa chỉ, Tên doanh nghiệp,… sẽ giúp khách hàng vừa thấy bạn uy tín, vừa có thể liên hệ bạn để tư vấn, hợp tác,…
Bên cạnh đó, form để khách hàng để lại thông tin liên hệ cũng là cách hay để bạn chủ động liên hệ với khách hàng của mình.

5. WEBSITE CỦA BẠN KHÔNG CÓ BLOG

Bạn có biết, nếu website không có blog thì chẳng có lý do gì để khách hàng vào website của bạn cả, hoặc khách hàng vào rồi thoát ra ngay. Chưa kể, blog chính là kênh truyền thông lâu dài và kết nối với khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Ngày nay, khách hàng quyết định chọn bạn không chỉ qua những thông tin mô tả về bạn, mà còn qua những chuyên môn, chia sẻ,… của bạn về sản phẩm, dịch vụ qua trang blog, fanpage,… của mình. Đặc biệt, khách hàng dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu hơn về dịch vụ, sản phẩm thì còn kênh nào tuyệt vời hơn blog của bạn?

6. THIẾU NÚT CHIA SẺ HAY THÍCH NỘI DUNG TRONG CÁC BÀI BLOG

Nút chia sẻ sẽ giúp nội dung của bạn dễ dàng lan truyền vì khách hàng có thể chia sẻ nội dung nhanh chóng lên các trang mạng xã hội mà không cần sao chép và dán link theo cách thủ công. Nhờ nút share này sẽ giúp website của bạn thu hút lượng khách hàng truy cập nhiều hơn.
Trước khi nghĩ đến chiến lược Marketing, hãy làm những điều cơ bản một cách hoàn chỉnh và xuất sắc là bước quan trọng để xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình bạn nhé.