Doanh nghiệp của bạn có đội ngũ Marketing in-house hay thuê agency thực hiện các chiến dịch performance marketing. Nhưng liệu bạn đã nắm rõ những cách để tối ưu hóa chiến dịch này một cách hiệu quả nhất? Dù bạn là ai, chủ doanh nghiệp hay nhân viên marketer ở bất kỳ vị trí chuyên môn nào cũng cần phải nắm những cách thức tối ưu performance marketing để quản lý và thực thi hiệu quả hơn nữa.
Chiến dịch Performance Marketing là gì
Để hiểu hơn về định nghĩa performance marketing, bạn hãy xem thông tin chi tiết ở bài viết này nhé.
Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đang ngày càng có xu hướng mong muốn sử dụng performance marketing để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Điều này có được nhờ chiến dịch performance marketing giúp doanh nghiệp có những lợi ích như:
– Hạn chế tối đa trong lãng phí ngân sách Marketing
– Dễ dàng đánh giá, theo dõi, tối ưu hiệu quả của chiến dịch quảng cáo
– ROI (Chỉ số lợi nhuận) được quan tâm giúp doanh nghiệp có thể biết được nên đầu tư ngân sách thế nào
– Có thể theo dõi và đo lường quảng cáo hiệu quả
5 bước tối ưu hiệu quả chiến dịch Performance Marketing hiệu quả
Để thực hiện chiến lược marketing hiệu quả đòi hỏi người thực thi cần có kinh nghiệm chuyên môn để vận hành và tối ưu chiến dịch một cách hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, hiệu quả chiến dịch performance marketing sẽ được tối ưu hiệu quả theo quy trình 5 bước sau:
1. Thử nghiệm và so sánh hiệu quả chiến dịch với A/B test
Khi triển khai chiến dịch nào, ai cũng có ý tưởng không giống nhau về thiết kế, nội dung, hình ảnh,… Và bước A/B test này sẽ giúp người thực thi có thể kiểm tra xem những gì mình dự đoán có đúng không cũng như mức độ hiệu quả của những ý tưởng này khi triển khai thực tế. Ví dụ cùng một mẫu quảng cáo bạn, để kiểm tra nội dung nào hiệu quả hơn, bạn có thể giữ nguyên tất cả banner hình ảnh về thay đổi nội dung để test A/B.

Thực tế cũng cho thấy rằng, A/B test chỉ nên chiếm tối đa 8-10% ngân sách marketing, đồng thời cũng chỉ nên chiếm tối đa 10% thời gian chạy dự kiến của chiến dịch performance.
2. Tối ưu hóa – optimization
Bạn có biết, A/B test là bước cần có nhưng không phải hoàn toàn đủ, do đó cần thực hiện bước tối ưu hóa để xác nhận lại những kết quả ở A/B test. Bởi đôi khi, thời gian hoặc ngân sách không đủ để biết được đâu là quảng cáo hiệu quả nhất.
Ở bước này, sẽ thực hiện triển khai những chiến dịch được chọn ở A/B test để xem xét lại những yếu tố sau và tối ưu liên tục:
– Target audience đã chuẩn chưa
– Location chính xác chưa
– Mức độ quan tâm của khách hàng đến chiến dịch
– Design, copywriting đã ổn chưa,…
3. Scale Up
Sau khi thực hiện 2 bước trên, chúng ta đã có thể scale up để tìm nhóm khách hàng tương tự giúp mở rộng, tăng trưởng hiệu quả chiến dịch performance marketing.
4. Tái tạo chiến dịch performance
Bạn có bao giờ bắt gặp những quảng cáo kéo dài hơn 1 năm thậm chí từ năm này qua năm nọ? Thậm chí có những video quảng cáo hay nội dung quảng cáo được doanh nghiệp “sử dụng đi sử dụng lại”. Điều này bạn nghĩ là hiệu quả nhưng thực tế hiệu quả đang không ở mức tối ưu, khi mà khách hàng quá nhàm chán với những quảng cáo “cũ rích” của bạn. Do đó, dù là quảng cáo hiệu quả đến đâu thì doanh nghiệp cũng nên tái tạo chiến dịch.

Theo thực tế kinh nghiệm cho thấy, dù thực hiện performance marketing trên platform (nền tảng) quảng cáo nào thì sau một khoảng thời gian từ 2-3 tuần, hiệu suất quảng cáo cũng sẽ bắt đầu có sự giảm sút từ 30% – 45%.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tái tạo nội dung mới, design hình ảnh mới và thực hiện quảng cáo mới dựa vào những dữ liệu đã được “test” như bước 1 và 2 bên trên.
Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp mở ra những cơ hội tiếp cận khách hàng mới, tránh việc quá phụ thuộc vào một chiến dịch, đặc biệt, dễ dàng thay thế campaign đã chạy lâu và không còn hiệu quả với lượng reach giảm sút theo thời gian.
5. Phân tích thống kê – Analytics
Có thể nói, hiện nay nhiều doanh nghiệp chỉ dừng lại ở bước 1 và 2, một số doanh nghiệp có thực hiện bước 3 và rất hiếm doanh nghiệp thực hiện bước 4 bên trên. Đặc biệt hơn, không phải doanh nghiệp nào khi thực hiện chiến dịch performance marketing cũng thực hiện phân tích. Phân tích cần được thực hiện song song cùng với những bước bên trên. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng xem xét được chiến dịch nào hiệu quả để tăng ngân sách hoặc chiến dịch nào chưa hiệu quả cần được tối ưu hơn nữa hoặc cắt giảm ngân sách quảng cáo.
Trên đây là những thông tin bổ ích về quy trình 5 bước tối ưu hóa chiến dịch Performance Marketing được Metall agency chia sẻ dựa trên thực tế và chuyên môn của mình. Mong rằng với những chia sẻ giá trị này sẽ giúp doanh nghiệp có thể thực hiện những chiến dịch Performance Marketing hiệu quả.
Nếu bạn cần thực hiện chiến dịch Performance Marketing, hãy liên hệ ngay Metall Agency nhé!
- Hotline/ Zalo: 039 426 7886
- Email: [email protected]
Xem thêm một số bài viết hữu ích khác:
- Quảng cáo KPI và Quảng cáo Performance có gì khác nhau ?
- Thực thi Performance Marketing như thế nào ?