Nội dung bài viết Ẩn

Brand voice thể hiện tính cách của thương hiệu. Do đó, cần được doanh nghiệp tập trung xây dựng hiệu quả.

Tính cách thương hiệu không chỉ thông qua các câu chuyện thương hiệu (Brand storytelling) hay thông điệp truyền thông nhắm đúng insight của khách hàng, mà cần được truyền tải qua Brand voice, hay còn gọi là tiếng nói thương hiệu.

Tầm quan trọng của Brand voice trong chiến lược thương hiệu đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thật kỹ càng để có thể xây dựng hiệu quả. Qua bài viết sau đây, Metall sẽ chia sẻ đến bạn 6 bước xây dựng Brand voice và 9 loại Brand tone phổ biến. Mời bạn đọc nội dung ngay sau đây.

Vai trò của Brand voice trong chiến lược xây dựng thương hiệu

Trong chiến lược xây dựng thương hiệu, Brand voice đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tầm quan trọng của Brand voice càng được nhấn mạnh khi sự cạnh tranh giành lấy sự chú ý của khách hàng, chiếm lĩnh thị trường,… trên thị trường ngày càng tăng cao. 

Tiếng nói thương hiệu giúp thể hiện giá trị, câu chuyện của công ty cũng như tính cách độc đáo của thương hiệu. Đồng thời, brand voice có tác dụng định hướng, giúp bạn chọn lựa từ ngữ thích hợp và sáng tạo nội dung một cách đồng nhất trên mạng xã hội, website và email

Brand voice là cách để doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng

Brand voice là tính cách của thương hiệu biểu hiện trong tất cả các hoạt động truyền thông. Nó phản ánh những giá trị, tinh thần của công ty và thể hiện sự độc đáo để thương hiệu nổi bật giữa đám đông. Tiếng nới thương hiệu phải nhất quán trên mọi phương tiện truyền thông mà nó hoạt động. Đồng thời phải có tính chắc chắn và không thay đổi. 

Tiếng nói thương hiệu chính là cầu nối giúp bạn giao tiếp với khách hàng. Từ đó giúp thương hiệu duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua quá trình trao đổi và tương tác hiệu quả.

Brand voice ảnh hưởng đến sự thành, bại của chiến lược thương hiệu.

Brand voice ảnh hưởng đến sự thành, bại của chiến lược thương hiệu

Tầm quan trọng của Brand voice đối với khách hàng

Giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt, hàng loạt thương hiệu mới ra đời và các thương hiệu lâu đời ngày càng phát triển, khách hàng có hàng ngàn lựa chọn khác nhau. Vậy làm sao để khách hàng mục tiêu chọn thương hiệu của mình? Muốn thế, bạn phải định hình thương hiệu có tính cách phù hợp với định vị, độc đáo độc đáo và nổi bật.

Đặc biệt, brand voice thương hiệu cần có sự nhất quán trên mọi nền tảng của thương hiệu, từ mạng xã hội, website đến email hay PR, báo chí,… Từ online xuống offline. Sự nhất quán và độc đáo trong nội dung truyền tải giúp khách hàng nhìn nhận được tinh thần và hình dung cụ thể chân dung thương hiệu.

Ví dụ như Netflix nổi bật với brand voice hài hước, tự nhiên, thân mật. Họ vận dụng tông giọng một cách đều đặn, nhất quán nên đã đạt được hiệu quả cao trong việc khiến khách hàng ấn tượng và ghi nhớ thương hiệu. Netflix được nhớ đến với sự hóm hỉnh và giúp khán giả thư giãn, giải trí bằng những bộ phim mà họ cung cấp.

Sự nhất quán trong brand voice giúp Netflix được ghi nhớ sâu sắc bởi khách hàng

Có thể thấy, Brand voice đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách thương hiệu và ghi dấu ấn thương hiệu vào trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

4 yếu tố đánh giá brand voice hiệu quả

Để đánh giá brand voice có phù hợp và mang lại hiệu quả cao hay không, bạn có thể dựa vào 4 yếu tố sau đây:

Tính nhất quán với thông điệp thương hiệu

Brand voice cần có sự nhất quán với thông điệp của thương hiệu. Đặc biệt khi sáng tạo nội dung, bạn cần lưu ý sử dụng từ ngữ, âm điệu, cách diễn đạt,… linh hoạt nhưng phải đồng nhất. Bạn nên tránh dùng quá nhiều giọng điệu vì có thể khiến khách hàng bối rối. Tính nhất quán giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu với những giá trị và thông điệp riêng biệt.

Đánh giá Brand voice kỹ càng để xây dựng chiến lược phù hợpĐánh giá Brand voice kỹ càng để xây dựng chiến lược phù hợp

Brand voice hiển thị trong tất cả nội dung truyền thông từ online đến offline mà bạn tạo ra phải giữa được tính nhất quán. 

Bạn phải xác định được tông giọng, từ ngữ, văn phong,… của brand voice và áp dụng nó trên các nền tảng mà thương hiệu tham gia như: mạng xã hội, website, email,… Có thể thấy, nội dung trên Facebook sẽ có những đặc điểm khác với trên website hay email. Vì thế, bạn phải xây dựng nội dung sao cho phù hợp với tính chất của từng kênh nhưng về bản chất thì vẫn phải thể hiện được một brand voice đồng nhất của thương hiệu.

Tính chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp luôn giúp thương hiệu ghi điểm trong mắt khách hàng. Tuỳ vào định vị thương hiệu, mà bạn nên xây dựng danh sách nên (Do) và không nên (Do not) để làm kim chỉ nam cho toàn bộ đội ngũ xây dựng nội dung trên các kênh truyền thông. Điều này giúp thương hiệu không chỉ tạo được tính đồng nhất mà còn đạt được sự chuyên nghiệp, phù hợp với định vị thương hiệu và brand voice mà thương hiệu mong muốn. 

Tính khác biệt

Tính khác biệt giúp thương hiệu nổi bật giữa thị trường đông đảo hiện nay. Brand voice cần nêu bật được tính cách thương hiệu, giúp tạo sự khác biệt, nổi bật và thu hút khách hàng mục tiêu kết nối với thương hiệu của mình.

Tính thân thiện, gần gũi

Brand voice thân thiện giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi đến với thương hiệu. Bạn có thể phát triển lối hành văn thật tự nhiên, gần gũi để tiếp cận khách hàng. Đồng thời chạm vào cảm xúc để họ cảm thấy an tâm và tin tưởng vào thương hiệu hơn.

Cần phân biệt giữa Brand voice và Brand tone

Brand voice (Tiếng nói thương hiệu) và Brand tone (Giọng điệu thương hiệu) là hai thuật ngữ quen thuộc trong Marketing nhưng đôi lúc vẫn gây nhầm lẫn khi tìm hiểu. Vậy làm sao để phân biệt Brand voice và Brand tone?

Phân biệt Brand voice và Brand tone giúp bạn xây dựng tiếng nói thương hiệu phù hợpPhân biệt Brand voice và Brand tone giúp bạn xây dựng tiếng nói thương hiệu phù hợp

Brand voice là tính cách mà thương hiệu bộc lộ với khách hàng mục tiêu, cần phải nhất quán trên mọi kênh truyền thông của thương hiệu (social media, website, emails, advertisements,…). Brand voice được thể hiện thông qua hầu hết những công cụ giao tiếp của thương hiệu (words (spoken, written), imagery, logos, banners, advertising content,…) 

Brand tone (brand tone of voice) là thái độ khi biểu đạt thông tin giúp xây dựng sự kết nối tình cảm với khách hàng mục tiêu, và có sự thay đổi đa dạng tuỳ vào kênh, đối tượng truyền thông,…

Ví dụ như khi bạn nói, tính cách (personality) và giá trị (values) của bạn không thay đổi (Như brand voice – luôn nhất quán), nhưng tone giọng có thể thay đổi tùy vào tình huống, đối tượng, hoàn cảnh,… 

Tóm lại, nếu brand voice giúp thương hiệu thể hiện tính cách, thì brand tone được xem là thương hiệu dùng thái độ và cảm xúc gì để biểu đạt tính cách đó. 

Một cách để dễ phân biệt 2 khái niệm và sự khác nhau trên thông qua câu sau: “Brand voice is what you say, brand tone is how you say it”. 

Xây dựng Brand voice hiệu quả với 6 bước đơn giản

6 bước xây dựng Brand voice thương hiệu sau đây sẽ giúp bạn vạch ra kế hoạch và định hình tiếng nói thương hiệu hiệu quả.

Bước 1: Hiểu rõ thương hiệu về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ toàn bộ vision, mission, values của thương hiệu.

Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị thương hiệu thông qua tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu. Những thông tin thu thập được từ tuyên bố ấy sẽ là nền tảng cho bạn xây dựng brand voice gắn liền với sứ mệnh của thương hiệu. 

Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị chính là cốt lõi mà brand voice thể hiệnSứ mệnh, tầm nhìn, giá trị chính là cốt lõi mà brand voice thể hiện

Bước 2: Kiểm tra brand voice hiện tại của thương hiệu 

Bước tiếp theo chính là kiểm tra brand voice hiện tại của thương hiệu. Bạn có thể kiểm tra brand voice hiện tại thông qua những nội dung trên các kênh truyền thông của thương hiệu, các tài liệu lưu hành nội bộ,… Kiểm tra nội bộ sử dụng brand voice thế nào, có đúng với tinh thần thương hiệu, có nhất quán hay không,…

Hãy đặc biệt lưu tâm đến những bài viết, hình ảnh, video,… được tương tác nhiều nhất vì nó cho thấy phản ứng tích cực của khách hàng dành cho brand voice thương hiệu. Bạn có thể rút ra những điểm khách hàng yêu thích và phát triển brand voice từ đó.

Bước 3: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu của thương hiệu

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu sẽ vạch ra cho bạn đường hướng phát triển brand voice phù hợp nhất. Bạn có thể thực hiện một cuộc khảo sát để thăm dò ý kiến của khách hàng mục tiêu với những câu hỏi như sau:

  • Bạn sẽ mô tả thương hiệu của chúng tôi bằng 3 từ gì?
  • Khi nghĩ đến công ty chúng tôi, bạn sẽ nghĩ đến điều gì?
  • Bạn cảm thấy giọng điệu của chúng tôi có phù hợp với bạn không?

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện khảo sát trực tiếp hoặc sử dụng các công cụ như Google Analytics hoặc báo cáo chuyên sâu để thu thập tối đa thông tin về khách hàng mục tiêu. Các thông tin sẽ bao gồm nhân khẩu học, đặc điểm hành vi, sở thích,… 

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu luôn là bước quan trọng trong các chiến lược thương hiệuNghiên cứu khách hàng mục tiêu luôn là bước quan trọng trong các chiến lược thương hiệu

Những câu trả lời sẽ cho bạn một góc nhìn khác đối với brand voice thương hiệu. Bạn được nhìn từ vị trí của khách hàng và biết được họ nghĩ gì về tiếng nói thương hiệu. Từ đó, bạn có thể xây dựng brand voice phù hợp với những suy nghĩ đó và làm thỏa mãn nhu cầu của họ.

Bước 4: Tạo Brand Voice Chart hoặc Brand Style Guide 

Brand voice chart là biểu đồ tóm tắt về tiếng nói thương hiệu. Đầu tiên, bạn cần xác định được đặc điểm của brand voice. Thông thường nó sẽ giới hạn trong 3 đến 5 tính từ. Với mỗi từ đại diện đó, hãy liệt kê ra những cách nên và không nên vận dụng những đặc điểm này trong chiến dịch marketing của bạn. Chúng sẽ là cơ sở cho những nhà sáng tạo tạo ra những nội dung với brand voice nhất quán và hiệu quả.

Ứng dụng Brand voice chart để xây dựng Brand voice hiệu quả

Brand voice style guide bao gồm những thông tin cơ bản và quan trọng nhất của thương hiệu. Trong đó bao gồm giá trị cốt lõi của thương hiệu, logo, phông chữ, màu sắc và tất cả những đặc điểm nói lên tính cách thương hiệu.

Brand voice style guide giống như một bộ nguyên tắc hướng dẫn mọi người làm việc một cách thống nhất theo các tiêu chuẩn và đảm bảo chúng phục vụ cho một chiến lược duy nhất. Từ nhân viên đến ban quản lý đều sẽ có thể dễ dàng theo dõi và sáng tạo những nội dung nhất quán với brand voice.

Bước 5: Xác định sự yêu thích của khách hàng mục tiêu với giọng điệu thương hiệu 

Thấu hiểu sở thích của khách hàng là bước tiếp theo để xây dựng brand voice. Để xác định khách hàng yêu thích gì, bạn hãy theo dõi hoạt động của họ, xem họ thích sử dụng nền tảng nào và cách họ giao tiếp ra sao. Đồng thời tìm hiểu họ đang quan tâm đến những thương hiệu nào khác và đang bàn luận sôi nổi về điều gì trên mạng xã hội.

Nghiên cứu được xu hướng hoạt động, những điều khách hàng quan tâm, yêu thích sẽ giúp bạn đưa ra những nội dung cụ thể và đúng trọng tâm với sở thích của họ. 

Bước 6: Xác định brand voice của thương hiệu (Your Brand’s Unique Tone) 

Về cơ bản, Brand voice là nhất quán nhưng giọng điệu có thể linh hoạt. Chúng ta cần phải nắm rõ khái niệm về giọng điệu và cách bạn truyền đạt thông điệp thông qua nội dung. Bạn có thể biến hóa giọng điệu tùy vào từng trường hợp nhưng vẫn phải giữ được sự nhất quán và liên quan đến tiếng nói thương hiệu.

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn sẽ xác định được brand voice cho thương hiệu của mình. Tiếng nói thương hiệu sẽ thể hiện tôn chỉ của thương hiệu bằng những giọng điệu, ngôn từ linh hoạt nhưng nhìn chung vẫn phải nhất quán và nêu bật sự độc nhất của thương hiệu.

9 loại brand tone mà bạn cần phải biết khi xây dựng tiếng nói thương hiệu

Brand tone của một thương hiệu cũng giống như giọng nói của một con người. Vì thế mà nó sẽ có những tông giọng khác nhau. Tùy theo mục đích mà thương hiệu sẽ cân nhắc lựa chọn brand tone phù hợp.

Sau đây là 9 loại giọng phổ biến trong giao tiếp, truyền thông:

Giọng điệu mang tính thông tin (Informative tone)

Đây là giọng điệu thường thấy khi muốn truyền đạt kiến thức, thông tin đã được nghiên cứu. Giọng điệu mang tính hướng dẫn cho người khác nên phải khách quan, thực tế và không biểu lộ cảm xúc.

Giọng điệu hài hước (Humorous tone)

Giọng điệu vui nhộn, hài hước thường mang đến hiệu quả cao trong truyền đạt. Việc mang đến tiếng cười cho khách hàng mục tiêu sẽ giúp thương hiệu mang đến cảm xúc tích cực, vui vẻ và giúp khách hàng kết nối gần gũi hơn với thương hiệu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng giọng điệu hài hước, bạn cần xem xét tình huống để tránh gây khó chịu, kém duyên và bị đánh giá là không chuyên nghiệp.

Giọng điệu hài hước rất dễ thu hút khách hàng

Giọng điệu hài hước rất dễ thu hút khách hàng

Giọng điệu tôn trọng (Respectful tone)

Giọng điệu tôn trọng cũng được sử dụng phổ biến bởi sự nhân văn, lịch sự của nó. Coca-Cola đã ứng dụng rất tốt giọng điệu này bằng cách quảng cáo không phô trương. Họ thu hút khách hàng với những bức ảnh cá nhân hạnh phúc khi thưởng thức đồ uống của họ. Ngoài ra, trong môi trường doanh nghiệp, sự tôn trọng trong giao tiếp giúp thương hiệu trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.

Giọng điệu trang trọng (Formal tone)

Cách nói trang trọng thể hiện sự nhã nhặn, lịch thiệp. Khi sử dụng giọng điệu này, các từ ngữ sẽ dài hơn, câu phải chuẩn ngữ pháp và hạn chế dùng từ viết tắt hay tiếng lóng. 

Giọng điệu thân mật (Informal tone)

Khác với giọng điệu trang trọng, giọng thân mật mang tính đời thường hơn, giống như những người bạn thân thiết trò chuyện với nhau. Bạn có thể sử dụng các từ ngắn gọn, tiếng lóng và thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cá nhân nhiều hơn.

Giọng điệu động viên (Motivating tone)

Giọng điệu động viên sẽ mang đến một năng lượng tích cực cho khách hàng mục tiêu. Giọng điệu này thường thu hút các đối tượng trẻ bởi sắc thái trẻ trung, phấn khởi và tính truyền động lực cao.

Giọng điệu nghiêm túc (Serious tone)

Giọng điệu nghiêm túc cho thấy thương hiệu có tiếng nói riêng biệt và luôn tuân thủ trong mọi hoạt động truyền thông. Giọng điệu này còn giúp bạn nhấn mạnh giá trị mà thương hiệu muốn trao đi. Ví dụ, brand voice thương hiệu của Nike rất nghiêm túc và mạnh mẽ, rất phù hợp với một thương hiệu thể thao.

Giọng điệu đồng cảm (Sympathetic tone)

Giọng điệu này dễ lấy được cảm tình của khách hàng mục tiêu bởi nó đánh mạnh vào cảm xúc. Sử dụng giọng điệu đồng cảm cho thấy thương hiệu rất thấu hiểu và chia sẻ với những gì khách hàng đang trải qua. Từ đó gia tăng sự gần gũi và gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu.

Sự đồng cảm trong Brand voice dễ lấy được cảm xúc khách hàng

Sự đồng cảm trong Brand voice dễ lấy được cảm xúc khách hàng

Giọng điệu quả quyết (Passionate tone)

Sự quả quyết trong tiếng nói thương hiệu sẽ mang đến hiệu quả khi bạn muốn thúc giục khách hàng thực hiện hành động nào đó. Giọng điệu này còn cho thấy sự tự tin về những giá trị mà thương hiệu đang truyền tải. 

Bên cạnh những brand tone đề cập trên, còn có một số brand tone khác mà thương hiệu có thể tham khảo như:

  • Giọng điệu sắc sảo (Edgy tone) 
  • Giọng điệu tự do (Free – spirited tone)
  • Giọng điệu sang trọng (Posh tone)
  • Giọng điệu anh hùng (Heroic tone)
  • Giọng điệu thẳng thắn (Straightforward tone)
  • Giọng điệu nhẹ nhàng (Soft tone)
  • Giọng điệu tự tin (Confident tone)
  • Giọng điệu hoạt hình (Animated tone)
  • Giọng điệu lạc quan (Optimistic tone)
  • Giọng điệu chào mừng (Welcoming tone)
  • Giọng điệu thuyết phục (Persuasive tone)
  • Giọng điệu đàm thoại (Conversational tone)
  • Giọng điệu có thẩm quyền (Authoritative tone)

Hiện nay, khách hàng không chỉ mua sản phẩm bởi những lợi ích mang lại mà còn cảm nhận được sự kết nối với thương hiệu đó. Vậy nên, để kết nối thành công với khách hàng, doanh nghiệp không nên bỏ qua việc xây dựng Brand voice bài bản, phù hợp, hiệu quả.

Là một trong những yếu tố không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu, Brand voice giữ vai trò quan trọng. Bởi đó, bạn có thể kết nối với Metall Agency để được tư vấn về Brand voice cũng như xây dựng chiến lược thương hiệu như thế nào đảm bảo được hiệu quả:

Fanpage: https://www.facebook.com/Metall.vn

 

Mời bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác từ Metall: