Nội dung bài viết Ẩn
30+ chiến lược marketing khách sạn hiệu quả nhất hiện nay

Dịch vụ marketing khách sạn là giải pháp hữu ích giúp khách sạn quảng bá thương hiệu, tăng branding, thu hút khách hàng, tăng doanh thu,…

Trong kinh doanh khách sạn, marketing là một trong những yếu tố thiết yếu và đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của khách sạn. Các hoạt động marketing sẽ giúp thu hút khách hàng, tăng doanh thu bằng cách quảng bá và tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Vì thế, các chủ khách sạn nên đầu tư vào dịch vụ marketing khách sạn bên cạnh các hoạt động khác, giúp cho hoạt động kinh doanh khách sạn của mình được phát triển.

Marketing khách sạn là gì? 

Marketing khách sạn bao gồm việc xây dựng chiến lược marketing và thực thi các hoạt động marketing nhằm quảng bá khách sạn đến với khách hàng mục tiêu.

Mục đích của marketing khách sạn là giúp khách sạn tăng cường nhận diện thương hiệu,  thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và gầy dựng lòng trung thành ở họ. 

Bằng cách cho đối tượng mục tiêu thấy những điểm nổi bật của khách sạn thông qua marketing, khách sạn có thể quảng bá dịch vụ, thương hiệu của mình và hỗ trợ tăng trưởng branding và sales.

Marketing khách sạn là một phần không thể thiếu trong kinh doanh khách sạnMarketing khách sạn là một phần không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn

Tại sao marketing khách sạn là cần thiết và quan trọng? 

Đối với kinh doanh khách sạn hay kinh doanh dịch vụ lưu trú, hoạt động truyền thông khách sạn, quảng cáo khách sạn, marketing đóng vai trò quan trọng vì mang đến rất nhiều lợi ích. Sau đây, Metall chia sẻ đến bạn các vai trò của marketing trong khách sạn:

1. Tăng khả năng hiển thị cho khách sạn

Marketing khách sạn giúp tăng khả năng hiển thị của khách sạn trước khách hàng mục tiêu, giúp khách sạn trở nên quen thuộc hơn với họ và kích thích khách hàng booking khách sạn ngay khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Bằng cách sử dụng nhiều cách tiếp thị khác nhau, tập trung quản lý các kênh truyền thông marketing, bạn có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu và tăng lượng khách sử dụng dịch vụ.

2. Tăng lợi thế cạnh tranh

Marketing khách sạn giúp khách sạn nổi bật hơn so với đối thủ và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Bạn có thể tập trung phát triển USP (điểm bán hàng độc nhất) với những đặc điểm nổi trội và duy nhất của thương hiệu. Từ đó, khách hàng sẽ chú ý đến khách sạn của bạn và tìm đến sử dụng dịch vụ. 

3. Tăng doanh thu cho khách sạn

Chiến lược marketing khách sạn hiệu quả sẽ thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, tăng số lượng đặt phòng và tăng doanh thu chung cho khách hàng.

Chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp tăng doanh thu cho khách sạnChiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp tăng doanh thu cho khách sạn

4. Giúp nhận diện thương hiệu

Marketing khách sạn giúp hình ảnh của khách sạn được tiếp cận đến đông đảo khách hàng mục tiêu, từ đó giúp khách sạn được tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả (brand awareness). Bằng cách sử dụng thông điệp và hình ảnh nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông, khách sạn có thể gây ấn tượng với hình ảnh thương hiệu đặc trưng và dễ nhận biết. 

5. Chiếm được lòng trung thành của khách hàng

Marketing khách sạn giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng bằng cách thực hiện chương trình khách hàng thân thiết với những ưu đãi, quà tặng,… Từ đó khuyến khích hoạt động bán hàng lặp lại và tăng doanh thu cho khách sạn.

6. Quản lý danh tiếng thương hiệu

Thông qua các đánh giá của khách và phản hồi cả phản hồi tích cực và tiêu cực, bạn có thể quản lý và củng cố danh tiếng của khách sạn một cách chuyên nghiệp và kịp thời.

7. Tối ưu về chi phí

Marketing khách sạn giúp tối ưu chi phí cho hoạt động thu hút khách hàng nếu được triển khai một cách hiệu quả. Bằng cách sử dụng các kênh và công cụ digital marketing phù hợp với khách sạn của mình, bạn có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng với chi phí đầu tư hiệu quả và cải thiện ROI.

8. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Marketing khách sạn giúp cá nhân hóa trải trải nghiệm khách hàng bằng những thông điệp truyền thông và những chương trình ưu đãi nhắm mục tiêu trực tiếp đến các phân khúc đối tượng cụ thể. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình sẽ giúp bạn tạo ra một chiến lược tiếp thị phù hợp để thu hút họ.

Marketing khách sạn giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàngMarketing khách sạn giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Bí quyết marketing trong khách sạn – 4P

Trong dịch vụ marketing khách sạn, mô hình 4P, một dạng marketing mix cho khách sạn, thường xuyên được sử dụng trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược. 

1. Product – Sản phẩm, dịch vụ

Đối với ngành kinh doanh khách sạn, “sản phẩm” cần được hiểu rộng hơn, không chỉ là các sản phẩm vật chất mà còn là những dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng. 

Các sản phẩm, dịch vụ ngành khách sạn cung cấp bao gồm: Phòng ở, dịch vụ ăn uống, tổ chức tiệc, sự kiện và hội nghị, dịch vụ giải trí, cơ sở chăm sóc sức khỏe và thể chất, trung tâm mua sắm, bãi đậu xe,…

Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ sẽ quyết định phần lớn đến việc khách hàng có tìm đến khách sạn và ở lại lâu dài hay không. 

Sau đây là một số gợi ý phát triển yếu tố sản phẩm trong mô hình marketing 4Ps cho khách sạn:

  • Tập trung vào trải nghiệm: Thiết kế các dịch vụ, tiện nghi mang đến cho khách hàng trải nghiệm đáng nhớ như du lịch địa phương, trải nghiệm ẩm thực, hoạt động chăm sóc sức khỏe,…
  • Nắm bắt tính cá nhân hóa: Bạn có thể thu thập dữ liệu để nghiên cứu và thấu hiểu sở thích của khách hàng, từ đó nhân hóa trải nghiệm của họ. 
  • Tận dụng công nghệ: Sử dụng AI và công nghệ để đề xuất các dịch vụ được cá nhân hóa. Các công cụ như chatbot và email có thể nâng cao mức độ tương tác của khách.
  • Tập trung phân tích dữ liệu:  Dữ liệu rất quan trọng để hiểu hành vi của khách hàng. Phân tích dữ liệu giúp bạn hiểu rõ hơn về sở thích của khách và điều chỉnh các dịch vụ sao cho phù hợp.
  • Cải tiến liên tục:  Bạn nên thường xuyên thu thập phản hồi của khách hàng. Đồng thời luôn cởi mở để cải tiến sản phẩm dựa trên nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Sản phẩm, dịch vụ chính là yếu tố cốt lõi trong kinh doanh khách sạnSản phẩm, dịch vụ chính là yếu tố cốt lõi trong kinh doanh khách sạn

2. Price – Giá cả

Giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ. Vì thế, chiến lược marketing khách sạn nên có những giải pháp về giá thật hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây:

  • Định giá linh hoạt: Bạn có thể dựa vào thời gian thực và nhu cầu thị trường để điều chỉnh giá phòng một cách linh hoạt. 
  • Cá nhân hóa giá: Đưa ra mức giá được cá nhân hóa dựa trên mức độ trung thành của khách hàng và lịch sử đặt phòng.
  • Minh bạch về giá: Đảm bảo mọi chi phí đều được công khai rõ ràng để tránh trường hợp khách hàng không hài lòng về sau.
  • Cung cấp thêm dịch vụ đi kèm: Bên cạnh giá phòng, hãy cân nhắc cách bạn định giá các dịch vụ khác của khách sạn như ăn uống, tổ chức sự kiện,… Việc cung cấp các gói hoặc ưu đãi đi kèm có thể giúp khách sạn ghi điểm với khách hàng.
  • Giám sát cạnh tranh: Bạn nên giám sát chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh và xem xét giá mà khách sạn của mình đang cung cấp. Để trở nên nổi bật so với đối thủ, bạn nên tập trung hoàn thiện dịch vụ sao cho xứng đáng với giá khách hàng bỏ ra.

Chiến lược giá khách sạn nên được xây dựng chỉn chu, bài bảnChiến lược giá khách sạn nên được xây dựng chỉn chu, bài bản

3. Placement – Địa điểm

Yếu tố Placement trong marketing mix cho khách sạn thường sẽ là vị trí của khách sạn. Nhưng hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ, yếu tố địa điểm còn là những kênh, nền tảng mà khách sạn xuất hiện và tiếp cận khách hàng. 

Một số gợi ý về cải thiện yếu tố địa điểm của khách sạn:

  • Khả năng hiển thị trên các nền tảng kỹ thuật số: Đảm bảo khách sạn hiển thị trên các nền tảng: công cụ tìm kiếm, website, mạng xã hội,…
  • Trải nghiệm đặt chỗ liền mạch: Bạn nên làm cho quá trình đặt chỗ diễn ra liên tục cho dù đó là trên trang web, ứng dụng di động của bạn hay thông qua bên thứ ba.
  • Tính nhất quán của Omnichannel (Bán hàng đa kênh): Thông điệp thương hiệu và trải nghiệm khách hàng nên nhất quán trên tất cả các kênh.
  • Tận dụng thiết bị di động: Hãy đảm bảo trang web khách sạn hiển thị tương thích với thiết bị di động. Bên cạnh đó, bạn có thể phát triển một ứng dụng di động để đặt chỗ, dịch vụ khách hàng và dịch vụ lưu trú.
  • Tận dụng dữ liệu: Bạn có thể sử dụng dữ liệu để hiểu hành trình của khách hàng trên các kênh khác nhau và cá nhân hóa trải nghiệm của họ. 

Placement không chỉ là vị trí mà còn là sự hiển thị của khách sạn trên các kênh truyền thôngPlacement không chỉ là vị trí mà còn là sự hiển thị của khách sạn trên các kênh truyền thông

4. Promotions – Quảng bá

Chiến lược quảng bá nhằm mục đích truyền thông những dịch vụ, giá trị mà khách sạn cung cấp. Đồng thời thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ đó và giữ chân họ lâu dài. Triển khai yếu tố Promotions trong marketing mix cho khách sạn một cách hiệu quả sẽ mang đến cho khách sạn rất nhiều lợi ích.

Metall mời bạn tham khảo các gợi ý triển khai quảng bá khách sạn sau đây:

  • Xây dựng content marketing khách sạn chất lượng: Content bao gồm nội dung website, social media, hình ảnh, video,… Có thể nói content chiếm phần lớn vai trò làm nên một chiến lược marketing thành công. Vì thế bạn cần tập trung sáng tạo nội dung thật hấp dẫn và chất lượng.
  • Khai thác các phương tiện truyền thông: Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để giới thiệu các dịch vụ của khách sạn, chia sẻ trải nghiệm thu hút khán giả.
  • Influencer marketing khách sạn: Hợp tác với các KOLs, KOC,… phù hợp với thương hiệu của bạn để tiếp cận nhiều đối tượng hơn. 
  • Tối ưu hóa SEO: Tối ưu hóa trang web và nội dung của bạn để tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. 
  • Đo lường và điều chỉnh: Thường xuyên đo lường tính hiệu quả của các chiến lược và sẵn sàng điều chỉnh, tối ưu hóa. 

Quảng bá khách sạn cần được thực hiện hiệu quả để thu hút khách hàng và tạo chuyển đổiQuảng bá khách sạn cần được thực hiện hiệu quả để thu hút khách hàng và tạo chuyển đổi

30+ chiến lược marketing khách sạn hiệu quả nhất hiện nay 

Có rất nhiều chiến lược marketing khách sạn mà bạn có thể áp dụng để xây dựng chiến lược cho riêng mình. Cùng Metall tham khảo ngay sau đây nhé.

1. Chiến lược truyền thông qua kênh đặt phòng khách sạn OTAs (Online travel agencies)

Trong thời đại kỹ thuật số, không khách sạn nào có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên mà không tận dụng các đại lý du lịch trực tuyến (OTAs). 

Với chiến lược truyền thông qua OTAs, bạn có thể quảng bá hình ảnh khách sạn, dịch vụ bạn cung cấp thông qua nội dung, hình ảnh,… Khách sạn của bạn sẽ hiển thị trên các trang web này và thu hút khách hàng tiềm năng nếu có một chiến lược marketing hiệu quả.

OTAs giúp thu hút khách hàng tiềm năng và tăng lượng đặt phòng hiệu quảOTAs giúp thu hút khách hàng tiềm năng và tăng lượng đặt phòng hiệu quả

2. Chiến lược SEO cho website khách sạn

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho website khách sạn rất quan trọng. Bởi theo nghiên cứu, 90% tổng lưu lượng truy cập đến từ trang đầu tiên của Google. Vì thế, nếu chiến lược SEO hiệu quả, trang web của bạn sẽ được đề xuất nhiều hơn, thu hút khách hàng tiềm năng truy cập và tìm hiểu về dịch vụ.

3. Chiến lược truyền thông qua các kênh social Media 

Trong thời đại mạng xã hội bùng nổ, marketing trên social media luôn được chú trọng. Đây luôn là là kênh thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng và tạo ra nhiều kết quả vượt trội.  

Theo báo cáo gần đây của Stackla, 52% người cho biết những bức ảnh du lịch của bạn bè và gia đình đã khiến họ muốn đi du lịch. 40% người tiêu dùng dưới 30 tuổi thích một địa điểm có thể chụp ảnh đăng Instagram. Khoảng 97% thế hệ trẻ chia sẻ ảnh chuyến đi trên mạng xã hội. Các bài viết gắn thẻ vị trí có mức độ tương tác cao hơn 79%. 71% đại lý du lịch báo cáo tương tác tốt hơn với khách hàng sau khi cam kết thực hiện chiến lược truyền thông xã hội.

Social media luôn là chiến lược quan trọng khi marketing khách sạnSocial media luôn là chiến lược quan trọng khi marketing khách sạn

4. Chiến lược marketing trên Facebook cho khách sạn

Facebook là một trong những mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất hiện nay. Đây là một vùng đất màu mỡ cho các chiến lược marketing khách sạn để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách xây dựng bằng cách xây dựng Fanpage cho khách sạn, liên kết trang Facebook với trang web và email, thực hiện quảng cáo chéo giữa các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau như Tiktok hoặc Instagram. Sau khi trang Facebook có lượng người theo dõi nhất định, bạn có thể sử dụng quảng cáo (Facebook Ads) để tăng lượng khách đặt phòng.

Chiến lược marketing trên Facebook sẽ giúp khách sạn tiếp cận lượng lớn đối tượng tiềm năng, tăng nhận diện thương hiệu, tạo lập mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy doanh số.

Bạn có thể tham khảo thêm cách triển khai chiến lược marketing trên Facebook tại bài viết này của Metall.

5. Chiến lược marketing trên Instagram cho khách sạn

Bên cạnh Facebook, Instagram cũng là kênh truyền thông hiệu quả cho khách sạn. Đặc biệt là khi bạn muốn tập trung vào phần hình ảnh bởi Instagram có giao diện đơn giản, rõ ràng và thân thiện với thiết bị di động. 

Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng tối đa những đặc điểm của Instagram với các chiến lược sau:

  • Kể câu chuyện thương hiệu thông qua các bài đăng.
  • Chia sẻ những hình ảnh về phong cách sống, đồ ăn, thức uống,… phù hợp với chân dung đối tượng mục tiêu.
  • Đừng chỉ chia sẻ về khách sạn mà hãy mở rộng nội dung với những thông tin, hình ảnh về các địa điểm du lịch hấp dẫn, phong cảnh tuyệt đẹp ở địa phương.
  • Sử dụng hashtag để dễ dàng tìm kiếm bài đăng. Các hashtag liên quan đến lĩnh vực khách sạn,  ví dụ như: #hotel, #travel, #restaurant,…
  • Tận dụng bố cục ảnh để làm đẹp cho trang Instagram của khách sạn và tạo sự độc đáo so với đối thủ cạnh tranh.

Instagram là nền tảng không thể bỏ qua khi sử dụng dịch vụ marketing khách sạnInstagram là nền tảng không thể bỏ qua khi sử dụng dịch vụ marketing khách sạn

6. Chiến lược tiếp thị cá nhân hóa – Personalization marketing

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn nói riêng hay các dịch vụ lưu trú nói chung, việc tìm cách nổi bật so với các đối thủ và thu hút khách hàng tiềm năng là vô cùng quan trọng. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là truyền tải các thông điệp tiếp thị phù hợp và riêng biệt. Hay nói cách khác chính là phát triển chiến lược tiếp thị cá nhân hóa khách hàng.

Chiến lược tiếp thị cá nhân hóa khách hàng mang đến những nội dung phù hợp nhất với khách hàng tiềm năng, về sở thích, mối quan tâm,… Hơn nữa, nó còn có khả năng cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng và xây dựng lòng trung thành lâu dài. 

7. Chiến lược review, recommendations từ khách hàng 

Một đánh giá tuyệt vời có thể giúp bạn thu hút thêm một khách hàng mới. Ngược lại, một đánh giá kém có thể khiến bạn mất đến hàng trăm khách hàng. Vì thế, bạn nên có chiến lược, triển khai kế hoạch khuyến khích khách hàng đánh giá tốt và giới thiệu khách sạn đến với mọi người xung quanh thông qua các kênh như Facebook, Google Maps (Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đánh giá Google Maps để tăng cường hiệu quả).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm soát các phản hồi tiêu cực về khách sạn. Hãy cho thấy thái độ cầu thị, ghi nhận ý kiến khách hàng và sẽ tích cực cải thiện. 

Reviews, recommendations ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đặt phòng của khách hàngReviews, recommendations ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đặt phòng của khách hàng

8. Chiến lược sử dụng KOLs, influencer,… quảng bá khách sạn 

KOLs, Influencer có thể tạo nên sức ảnh hưởng lớn cho chiến dịch marketing khách sạn của bạn. Họ có thể giúp bạn mở rộng độ nhận diện, tăng khả năng tiếp cận đến nhiều người và xây xây dựng một lượng người theo dõi nhất định cho khách sạn.

Đặc biệt, dạng nội dung review đang là xu hướng nên bạn có thể tận dụng nó, mời những KOLs chuyên về du lịch, travel blogger nổi tiếng đến quảng bá cho khách sạn.

Để triển khai chiến lược KOLs, Influencer marketing hiệu quả hơn, bạn có thể tìm đến các dịch vụ booking KOLs, influencer,… của các agency. Với đội ngũ chuyên môn cao, agency sẽ giúp bạn liên hệ và hợp tác với KOLs, influencer tốt nhất cho chiến lược.

9. Chiến lược email marketing

Email marketing là xu hướng marketing khách sạn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn thúc đẩy đặt phòng trực tiếp và tăng doanh thu. 

Hãy xây dựng cơ sở dữ liệu của bạn bằng cách cố gắng thu thập địa chỉ email từ khách của khách sạn cùng với quyền gửi tin nhắn quảng cáo. Sau đó, khuyến khích họ đặt phòng bằng những nội dung hấp dẫn, kêu gọi hành động để tăng chuyển đổi.

Dịch vụ email marketing khách sạn sẽ giúp bạn thực hiện chiến lược này hiệu quả hơn. Đây là dịch vụ mang lại những giải pháp tối ưu, bao gồm việc tạo nội dung email phù hợp với thương hiệu, cá nhân hóa nội dung, đảm bảo email không bị đưa vào spam,…

10. Chiến lược sms marketing 

Tiếp thị qua SMS là cách trực tiếp và mang tính cá nhân để tiếp cận khách hàng tiềm năng và thông báo cho họ về các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt. SMS marketing cũng giúp gia tăng tương tác của khách và cung cấp dịch vụ một cách liền mạch. 

Bạn có thể củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng cách nhắc nhở họ về việc đặt chỗ, các dịch vụ hiện, nâng cấp dịch vụ, các điểm tham quan ở địa phương.

Bên cạnh đó, vào những mùa cao điểm, bạn có thể gửi tin nhắn tự động để xác nhận đặt phòng. Điều này vừa tránh bị sót khách hàng vừa giúp tiết kiệm nhân lực.

Ngoài ra, hãy thường xuyên trả lời thắc mắc của khách hàng qua SMS nhằm đảm bảo trải nghiệm khách hàng được trọn vẹn nhất.

Với những lợi ích trên, khách sạn có thể sử dụng dịch vụ sms marketing từ các agency. Các đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp khách sạn chăm sóc khách hàng liên tục và triển khai các chiến lược hiệu quả.  

Thực hiện SMS marketing để nâng cao trải nghiệm khách hàngThực hiện SMS marketing để nâng cao trải nghiệm khách hàng

11. Chiến lược Referral marketing 

Referral marketing còn được gọi là tiếp thị giới thiệu. Đây là một hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ qua giới thiệu (thông thường là giới thiệu truyền miệng). Doanh nghiệp sẽ khuyến khích khách hàng giới thiệu truyền miệng bằng những lời khen, đánh giá tốt đến với khách hàng mới.

Tiếp thị giới thiệu sẽ khuyến khích khách hàng giới thiệu khách sạn của bạn không chỉ là với bạn bè, gia đình. Bạn còn có thể tiếp thị giới thiệu đến nhiều nguồn khác nhau như: báo chí, phản hồi của khách hàng, influencer,… miễn là họ tin tưởng thông tin tiếp nhận. Hãy xây dựng các ưu đãi và quà tặng cho những khách hàng giới thiệu thành công và tiếp tục khuyến khích những hoạt động tương tự.

12. Chiến lược performance marketing (Ads) 

Bạn có thể sử dụng Google Ads, Facebook Ads,… để tăng khả năng hiển thị và tăng lưu lượng truy cập vào trang web khách sạn,  kênh truyền thông hoặc kênh booking,… (tuỳ vào mục đích quảng cáo) của bạn. Chiến lược performance marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận với lượng lớn khách hàng mục tiêu.

Nếu bạn không nắm vững kiến thức về ads, bạn nên sử dụng dịch vụ performance marketing của các agency. Bởi đây là đội ngũ có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm trong triển khai performance marketing. Khách sạn sẽ giảm được rủi ro, đạt được kết quả tối ưu và tăng doanh số.

Có thể thấy, performance marketing đóng vai trò quan trọng trong marketing khách sạn. Để tìm hiểu thêm về chiến lược này, bạn có thể tham khảo bài viết này của Metall.

13. Chiến lược wifi marketing 

Chiến lược wifi marketing thường được sử dụng trong marketing ngành dịch vụ lưu trú. Chiến lược này sẽ giảm chi phí và mang lại nhiều lợi ích cho khách sạn. Khi khách hàng muốn sử dụng wifi của khách sạn, họ sẽ nhìn thấy tương tác với quảng cáo về khách sạn trước khi truy cập Internet. Bạn có thể thông qua đây để truyền tải nội dung, thông điệp đến khách hàng. 

Wifi marketing là chiến lược ít tốn phí nhưng mang lại hiệu quả caoWifi marketing là chiến lược ít tốn phí nhưng mang lại hiệu quả cao

14. Chiến lược customer loyalty (khách hàng thân thiết) 

Đây là chiến lược hiệu quả thường xuyên được sử dụng. Bạn có thể tạo một chương trình khách hàng thân thiết với những đặc quyền, ưu đãi dành cho khách hàng trung thành của khách sạn.

Thông qua đó, khách sạn sẽ ghi dấu ấn với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng và khuyến khích họ quay lại một cách hiệu quả.

Customer loyalty là chiến lược phổ biến trong marketing ngành dịch vụ lưu trú và được thực hiện bởi nhiều thương hiệu khách sạn lớn. Trong đó sẽ bao gồm một số hình thức như sau:

  • Tích điểm thưởng: Khách hàng sẽ chi trả trước để nhận được ưu đãi  trong tương lai.  
  • Phân cấp bậc thành viên: Khách hàng thân thiết được chia theo các cấp bậc khác nhau dựa vào mức độ sử dụng dịch vụ khách sạn. Cấp độ càng cao, khách hàng sẽ càng nhận được nhiều ưu đãi và quyền lợi tương ứng.
  • Tổ chức sự kiện đặc biệt cho khách hàng: Khách sạn có thể tổ chức tiệc hoặc tặng những ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng thân thiết.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo chương trình loyalty customer của khách sạn Park Hyatt có tên: “World of Hyatt”. Khách hàng tham gia chương trình có thể sử dụng điểm tích lũy để trải nghiệm nhiều dịch vụ như: ở một đêm miễn phí, nâng cấp phòng, chuyển điểm thành tiền thuê ô tô,…

15. Chiến lược sử dụng TikTok cho marketing khách sạn 

Bạn không thể bỏ qua TikTok trong quá trình thực hiện marketing cho khách sạn vì đây là nền tảng được yêu thích nhất hiện nay. Theo số liệu của TikTok Việt Nam, vào đầu năm 2022, ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn đã có sự bùng nổ mạnh mẽ về nội dung. Chủ đề travel luôn thuộc top nội dung có nhiều lượt view nhất trên TikTok.

Đây là kênh lý tưởng để quảng cáo khách sạn với khách hàng tiềm năng một cách sáng tạo. Nếu chiến lược của bạn đạt hiệu quả cao, khách sạn sẽ được gia tăng độ phổ biến một cách nhanh chóng và tạo ra doanh thu.

16. Chiến lược marketing khách sạn với WhatsApp

Trong thời đại nhắn tin kỹ thuật số, khách du lịch sẽ khó kiên nhẫn chờ đợi bạn giải đáp thắc mắc. Bằng cách luôn tích cực hiện diện trên các kênh nhắn tin như WhatsApp, khách sạn có thể nâng cao dịch vụ bằng cách đảm bảo khách nhanh chóng nhận được thông tin khi họ cần. 

WhatsApp là ứng dụng tin nhắn, điện thoại được đông đảo người sử dụngWhatsApp là ứng dụng tin nhắn, điện thoại được đông đảo người sử dụng

17. Chiến lược sử dụng TVCs quảng cáo trên các sự kiện lớn

TVCs quảng cáo trên các sự kiện là chiến lược giúp tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng rất hiệu quả. Bởi nếu tạo ra được những TVCs hấp dẫn, sáng tạo, khách sạn sẽ có thể lôi kéo sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

TVCs quảng cáo nên truyền đạt được câu chuyện thương hiệu, thông điệp của khách sạn, thể hiện những đặc điểm nổi bật về sản phẩm, dịch vụ,… Từ đó kích thích khách hàng hành động và tạo chuyển đổi.

Chẳng hạn như, TVC của khách sạn Sel de Mer Đà Nẵng thể hiện được các dịch vụ khách sạn cung cấp một cách tinh tế. Qua TVC, khách hàng có thể cảm nhận được khách sạn theo đuổi phong cách hiện đại, tối giản. Đồng thời nhấn mạnh lợi thế phong cảnh khi tọa lạc gần bãi biển Mỹ Khê và sự hài hòa với thiên nhiên.

Một phân cảnh trong TVC quảng cáo khách sạn Sel de Mer Đà NẵngMột phân cảnh trong TVC quảng cáo khách sạn Sel de Mer Đà Nẵng

Để thực hiện chiến lược này hiệu quả hơn, dịch vụ quảng cáo TVCs từ các đơn vị uy tín. Các agency sẽ cung cấp cho bạn những kịch bản chất lượng, truyền tải đúng thông điệp và hướng đến đúng đối tượng mục tiêu. Từ đó tạo ra những thước phim quảng cáo hấp dẫn và thu hút khách hàng.

18. Chiến lược kết hợp với thương hiệu khác để quảng bá khách sạn

Khi khách sạn kết hợp với thương hiệu khác sẽ không chỉ mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng mà còn tăng cường giá trị thương hiệu. Khách sạn có thể hợp tác quảng cáo, tạo ra những ưu đãi đặc biệt kết hợp 2 thương hiệu,… để thu hút khách hàng.

Ví dụ, vào năm 2022, thương hiệu mỹ phẩm Cỏ Mềm đã kết hợp với chuỗi khách sạn Marriott. Cỏ Mềm giới thiệu các sản phẩm trong khuôn viên Spa của khách sạn ở Hà Nội. 

Sự hợp tác này giúp thương hiệu Cỏ Mềm vươn ra quốc tế. Đồng thời khách sạn Marriott cũng có một cột mốc mới trong hành trình mang thương hiệu Việt Nam đến gần hơn với khách hàng.

19. Chiến lược marketing với hoạt động cộng đồng 

Chiến lược marketing khách sạn với hoạt động cộng đồng có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường hình ảnh thương hiệu.

Bạn có thể tổ chức các sự kiện như triển lãm nghệ thuật hay các hoạt động từ thiện có thể tạo ra sự quan tâm từ phía cộng đồng. Đây đồng thời là cơ hội để khách sạn gặt hái lòng tin và sự ủng hộ.

Bên cạnh đó, chiến lược này còn được hiểu là CSR (Corporate Social Responsibility) trong Marketing. Nó bao gồm các hoạt động đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, xã hội, qua đó thể hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

CSR Marketing sẽ giúp khách sạn xây dựng hình ảnh thương hiệu với tiêu chuẩn đạo đức cao. Đồng thời gây dựng niềm tin ở khách hàng, đối tác với danh tiếng khách sạn trung thực,  tốt đẹp và hướng đến lợi ích cộng đồng.

Tiêu biểu có thể nhắc đến khách sạn InterContinental Hanoi Westlake với sự đồng hành lâu dài cùng Trung tâm dạy nghề phi lợi nhuận – KOTO. Trong năm 2023, khách sạn đã hỗ trợ 32 bạn học sinh của KOTO tham gia vào quá trình thực tập tại nhà bếp. Các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được rèn luyện các kỹ năng thiết yếu qua các trải nghiệm thực tiễn tại InterContinental Hanoi Westlake.

20. Chiến lược PR báo chí 

PR báo chí là một cách hiệu quả để marketing nhà hàng khách sạn và thương hiệu của bạn cũng như tiếp cận khách du lịch thông qua các bài viết, blog, video và tin tức. Hãy tạo một kế hoạch PR gồm các mục tiêu rõ ràng, những câu chuyện bạn muốn chia sẻ và các phương tiện truyền thông để tiếp cận. 

Báo chí là phương tiện truyền thông hữu hiệu để quảng bá khách sạn. Vì thế bạn nên đầu tư sử dụng dịch vụ booking PR báo chí từ agency uy tín. Dịch vụ marketing khách sạn này sẽ đưa thương hiệu và dịch vụ của khách sạn đến gần hơn với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

PR báo chí là một chiến lược không thể thiếu trong marketing khách sạnPR báo chí là một chiến lược không thể thiếu trong marketing khách sạn

21. Chiến lược marketing offline 

Dù online marketing đang là xu thế nhưng cũng đừng bỏ qua chiến lược marketing offline cho khách sạn bằng cách đặt bảng quảng cáo ở các vị trí đắc địa, tài trợ sự kiện hay phát tờ rơi,… Bạn hoàn toàn có thể tạo ấn tượng tốt với khách hàng mục tiêu nếu xây dựng được một chiến lược hiệu quả.

22. Chiến lược Video marketing

Video marketing giúp khách sạn kể câu chuyện thương hiệu của mình và gây ấn tượng với khách hàng bằng những hình ảnh chân thật, sống động.

Bạn có thể tận dụng YouTube, nơi có hơn 2,3 tỷ người dùng hàng tháng trên toàn thế giới để tiếp cận khách hàng tiềm năng và làm họ nhớ đến khách sạn.

23. Chiến lược marketing trải nghiệm khách hàng

Chiến lược này tập trung vào nâng cao trải nghiệm hơn là sản phẩm, dịch vụ. Các khách sạn có thể nâng cấp dịch vụ phòng hoặc các gói chăm sóc khách hàng để tạo ra những trải nghiệm tốt nhất.

24. Chiến lược marketing bằng nội dung do người dùng sáng tạo

Đây là một xu hướng marketing khách sạn sẽ lên ngôi và phát triển nhanh chóng trong tương lai. Nội dung do người dùng sáng tạo (UGC) bao gồm video, ảnh, và bài đánh giá được chia sẻ trên mạng xã hội và blog cá nhân. 

Những phản hồi tích cực sẽ đến từ những khách hàng thực sự chứ không phải từ người nổi tiếng. Điều này làm tăng độ uy tín của khách sạn và khả năng tạo doanh thu.

Nội dung do người dùng sáng tạo giúp tăng sự uy tín cho khách sạnNội dung do người dùng sáng tạo giúp tăng sự uy tín cho khách sạn

25. Chiến lược sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói

Tiến bộ công nghệ đã ​​làm tăng trưởng nhanh chóng việc tìm kiếm bằng giọng nói như một xu hướng marketing khách sạn. Giờ đây, khách hàng có thể đặt phòng khách sạn một cách đơn giản thông qua khẩu lệnh trên thiết bị thông minh của họ. 

Bạn nên bắt đầu tận dụng công nghệ này vào các chiến lược marketing nhằm rút ngắn thời gian phản hồi, tăng độ chính xác về thông tin và hoàn thiện trải nghiệm của khách hàng.

26. Chiến lược marketing thực tế ảo (AR)

Với AR, khách hàng có thể khám phá khách sạn bằng camera trên điện thoại thông minh. Bạn cũng có thể tích hợp AR vào các chương trình khuyến mãi, tạo thêm nhiều tương tác với khách hàng.

Một số thương hiệu khách sạn lớn đang đầu tư mạnh vào thực tế ảo. Các khách sạn nhỏ cũng có thể bắt tay vào thực hiện bằng cách khám phá các cách kết hợp AR vào các hoạt động marketing và trải nghiệm của khách.

AR sẽ sớm trở thành xu hướng marketing mới

27. Chiến lược xây dựng câu chuyện thương hiệu cho khách sạn

Đừng chỉ liệt kê các ưu điểm, khuyến mãi của khách sạn mà hãy xây dựng một câu chuyện cho thương hiệu. Câu chuyện phải thú vị, truyền cảm hứng và chạm đến cảm xúc khách hàng. 

Ví dụ, Six Senses Ninh Vân Bay là một resort sang trọng tại Việt Nam, nằm tại vị trí hữu tình bên cạnh vịnh Ninh Vân. Câu chuyện thương hiệu của khách sạn xoay quanh việc kết hợp giữa thiên nhiên hoang sơ và trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Câu chuyện thương hiệu của khách sạn kể về sự kỳ diệu của vịnh Ninh Vân, tích hợp các giá trị bảo vệ môi trường, bảo tồn địa phương và bảo tồn văn hóa. Khách sạn đặt ra mục tiêu tạo ra không gian nghỉ dưỡng không chỉ là nơi lưu trú mà còn là nơi để khám phá, trải nghiệm, tận hưởng sự bền vững và đẳng cấp.

28. Chiến lược biến khách hàng thành đại sứ cho khách sạn của bạn

Những vị khách trung thành có thể trở thành đại sứ cho khách sạn của bạn. Bạn có thể khuyến khích khách chia sẻ các nhận xét tích cực, ảnh check-in khách sạn,… lên mạng xã hội.

Những khách hàng mục tiêu khác sẽ cảm thấy tin tưởng hơn với những người đã từng sử dụng dịch vụ trước đó. Từ đó, khách hàng cũ sẽ giúp bạn quảng bá khách sạn và thu hút thêm khách hàng mới.

29. Chiến lược xác nhận hồ sơ Google Business của khách sạn

Trong marketing khách sạn nói riêng và marketing ngành dịch vụ lưu trú nói chung, ngoài các trang web khách sạn và OTA, lưu lượng truy cập trên Google phần lớn đều hướng đến hồ sơ Google Business. Thông tin từ những hồ sơ này cũng được hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên Google, Maps và danh sách khách sạn. 

Vì vậy, bạn cần xác nhận quyền sở hữu hồ sơ, tối ưu hóa hồ sơ bằng ảnh và thông tin chất lượng cao về vị trí, dịch vụ và tiện nghi của khách sạn. Đồng thời quản lý các bài đánh giá trên Google của khách sạn. Bạn cũng nên kích hoạt các đường liên kết đặt phòng miễn phí để tăng khả năng hiển thị và thu hút lưu lượng truy cập trực tiếp đến trang web của khách sạn.

Google Business giúp khách sạn lập hồ sơ chuyên nghiệpGoogle Business giúp khách sạn lập hồ sơ chuyên nghiệp

30. Chiến lược kết hợp quảng bá các sự kiện ở địa phương

Các sự kiện địa phương có thể thu hút thêm rất nhiều du khách. Bằng cách kết hợp với các sự kiện địa phương và từng thời điểm trong năm, bạn có thể tạo ra đa dạng các chương trình như: ưu đãi dịp lễ hội, sự kiện thể thao, sự kiện theo mùa,…

Các ý tưởng marketing cho 4 loại khách sạn khác nhau 

Ngoài các chiến lược marketing trên, bạn còn có thể phát triển các ý tưởng marketing độc đáo khác tùy vào loại hình khách sạn.

1. Marketing cho khách sạn cao cấp

Khách sạn cao cấp tập trung vào phân khúc khách hàng là những người có thu nhập cao, sẵn sàng chi tiền để có được trải nghiệm tốt nhất. Những người này thuộc nhóm từ 25 đến 49 tuổi và thường du lịch theo cặp đôi. Họ muốn ở trong những căn phòng sang trọng, cao cấp nhất và được tận hưởng những dịch vụ chất lượng. Đặc biệt, nhóm đối tượng này thường dựa vào bình luận, đánh giá online để quyết định có sử dụng dịch vụ khách sạn hay không.

Từ những nhu cầu của khách hàng, marketing khách sạn 5 sao nên được cá nhân hóa hơn. Bạn nên tập trung vào những gì khách hàng mong muốn và nhắm mục tiêu trực tiếp đến họ bằng các thông điệp phù hợp với sở thích, mức thu nhập.

Chiến lược marketing khách sạn cao cấp hướng đến tệp khách thượng lưuChiến lược marketing khách sạn cao cấp hướng đến tệp khách thượng lưu

2. Marketing cho khách sạn nhỏ (Khách sạn Boutique)

Khách sạn nhỏ vẫn có sự sang trọng nhưng có diện tích nhỏ hơn và mức giá rẻ hơn. Khách sạn Boutique có phong cách thiết kế trẻ trung, độc đáo và mang đến trải nghiệm cá nhân hóa hơn.

Để marketing cho loại hình khách sạn này, bạn nên phát triển thêm những dịch vụ trải nghiệm địa phương như: trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật địa phương, cung cấp đặc sản địa phương,… Từ đó làm nổi bật mối liên hệ của khách sạn và khu vực xung quanh.

Ngoài ra, bạn còn có thể mời các nghệ sĩ ở địa phương đến biểu diễn, mang đến những gói chăm sóc sức khỏe,… Những trải nghiệm độc đáo và cá nhân hóa sẽ khiến khách hàng ấn tượng với thương hiệu khách sạn và quay trở lại những lần tiếp theo.

Khách sạn Boutique thường triển khai marketing kết hợp với các sự kiện ở địa phươngKhách sạn Boutique thường triển khai marketing kết hợp với các sự kiện ở địa phương

3. Marketing cho khách sạn toàn cầu

Khách quốc tế tại các khách sạn toàn cầu có nhiều sở thích, nhu cầu khác nhau nên chiến lược marketing cũng phải có cách tiếp cận phù hợp.

Vì là khách sạn toàn cầu, trang web của bạn nên bao gồm nhiều ngôn ngữ. Để đảm bảo sự chính xác, bạn nên tự tạo nội dung bằng nhiều ngôn ngữ chứ không nên sử dụng ứng dụng dịch tự động.

Bên cạnh đó, bạn có thể thu hút thêm khách hàng bằng cách quảng bá các địa điểm du lịch ở địa phương. Thêm các sự kiện và hoạt động hấp dẫn của địa phương vào blog của khách sạn. Sự phong phú, đặc sắc từ các hoạt động, sự đa dạng văn hóa sẽ thu hút lượng lớn khách du lịch đến trải nghiệm.

Khách sạn toàn cầu nên thể hiện được sự đa dạng, độc đáo đến với khách hàngKhách sạn toàn cầu nên thể hiện được sự đa dạng, độc đáo đến với khách hàng

4. Marketing cho khách sạn độc lập 

Khách sạn độc lập dành cho những khách hàng thích đi du lịch một mình, thích tự kiểm soát lịch trình của bản thân. Họ muốn được phiêu lưu và trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau.

Dựa vào đây, bạn có thể triển khai chiến lược marketing cá nhân hóa cho khách sạn độc lập. Bạn nên cập nhật liên tục những xu hướng mới nhất vì tệp khách hàng này thường nghiên cứu thông tin trên mạng xã hội.

Bạn nên tập trung tăng khả năng hiển thị online để thu hút khách hàng mục tiêu. Đồng thời chia sẻ những hình ảnh, video về phong cảnh, khách hàng đang tận hưởng dịch vụ của khách sạn,… trên các kênh truyền thông. 

Ngoài ra, tương tác với khách hàng cũng là khâu quan trọng không kém. Khách sạn nên luôn ghi nhận đánh giá của khách dù tích cực hay tiêu cực. Nhờ đó khách sạn sẽ để lại ấn tượng tốt với khách hàng và xây dựng lòng trung thành ở nơi họ. 

Khách sạn độc lập chú ý đến chiến lược marketing cá nhân hóaKhách sạn độc lập chú ý đến chiến lược marketing cá nhân hóa

Hướng dẫn xây dựng chiến lược marketing khách sạn hiệu quả 

Vai trò của marketing trong khách sạn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh của khách sạn. Vì vậy, bạn cần phải xây dựng một chiến lược tối ưu và hiệu quả ngay từ ban đầu.

1. Xác định rõ giá trị khác biệt của khách sạn 

Giữa thị trường ngành dịch vụ khách sạn đầy cạnh tranh, bạn cần phải xác định rõ giá trị khác biệt của khách sạn và thể hiện nó cho khách hàng thấy. 

Chiến lược marketing nên tập trung quảng bá những điểm độc đáo của khách sạn mà ở đối thủ không có, từ đó làm nổi bật thương hiệu và gây ấn tượng với khách hàng. Những dịch vụ khác biệt sẽ khiến khách hàng cảm thấy hứng thú và muốn trải nghiệm. 

2. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu và đối tượng truyền thông mục tiêu 

Việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu luôn là yêu cầu tiên quyết khi triển khai chiến lược marketing. Bởi khi biết khách hàng của mình là ai, thích gì, có hành vi như thế nào,… bạn sẽ xác định được nội dung mình cần truyền đạt đến họ.

Đặc biệt, marketing khách sạn đề cao chiến lược cá nhân hóa. Vì thế, hiểu rõ đối tượng truyền thông sẽ giúp bạn truyền tải đúng sở thích, mong muốn của khách hàng và thu hút họ hiệu quả hơn.

3. Thiết lập mục tiêu SMARTs 

Dựa vào mô hình SMARTs, bạn sẽ xác định được những mục tiêu rõ ràng cho chiến lược marketing khách sạn. Bạn có thể tham khảo ví dụ về mô hình SMARTs như sau:

  • Specific (Cụ thể): Tăng lượng truy cập website bằng cách tăng tần suất lên bài, cụ thể là 3 bài mỗi tuần.
  • Measurable (Đo lường được): Lượng truy cập website sẽ tăng lên 10% hàng tháng.
  • Attainable (Có thể đạt được): Lượng truy cập website đã tăng 5% vào tháng trước khi đăng 2 bài một tuần.
  • Relevant (Tính liên quan): Bằng cách tăng tỷ lệ lấp đầy (Occupancy rate), doanh thu khách sạn sẽ được tăng tối đa, sử dụng các nguồn lực sẵn có và duy trì lợi thế cạnh tranh.
  • Time – bound: Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy rate) tăng 10% trong vòng 6 tháng tới.

4. Xây dựng tone and voice (brand voice) 

Brand voice là tiếng nói thương hiệu, thể hiện tính cách độc đáo của thương hiệu. Trong marketing khách sạn, bạn nên chú ý xây dựng brand voice mô tả thật hấp dẫn, rõ ràng về khách sạn.

Bên cạnh đó, đội ngũ marketing của bạn cũng cần phải định hình tone and voice cụ thể, khác biệt và phù hợp, sử dụng nhất quán trên tất cả nền tảng để khách hàng ghi nhớ thương hiệu thật sâu sắc.

Bạn có thể sử dụng dịch vụ marketing khách sạn từ các agency để phát triển tiếng nói thương hiệu cho khách sạn hiệu quả nhất. Ngoài ra, để tìm hiểu sâu hơn về brand voice và cách xây dựng, bạn có thể tham khảo bài viết này của Metall.

Xây dựng Brand voice để thể hiện tính cách thương hiệu độc đáo của khách sạnXây dựng Brand voice để thể hiện tính cách thương hiệu độc đáo của khách sạn

5. Thiết lập ngân sách dự tính 

Việc thiết lập ngân sách luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing khách sạn. Bạn cần xác định rõ nguồn tài chính để phân bổ, triển khai chiến lược thật hiệu quả.

Khi triển khai chiến lược marketing khách sạn nói riêng và chiến lược marketing ngành dịch vụ lưu trú nói chung, có nhiều loại chi phí mà bạn cần phải xem xét để đầu tư hợp lý. Bạn có thể tham khảo bài viết này của Metall để hiểu thêm về các loại chi phí marketing.

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm chắc cách dự tính chi phí marketing online để tiến hành thực hiện hiệu quả. Metall chia sẻ đến bạn bài viết này với những thông tin bổ ích về dự tính chi phí và lập bảng chi phí marketing online. 

6. Chọn kênh truyền thông phù hợp 

Các dịch vụ marketing khách sạn sẽ triển khai chiến lược trên nhiều kênh truyền thông khác nhau như: website, social media, email, bảng quảng cáo,… Tùy vào mục tiêu, khách hàng mục tiêu mà bạn nên cân nhắc lựa chọn kênh phù hợp.

Ngoài ra, dù digital marketing đang là xu thế nhưng bạn vẫn có thể tận dụng các phương thức marketing truyền thống hư: quảng cáo ngoài trời, báo in, truyền thanh,… Bạn cũng có thể kết hợp với địa phương và tổ chức những sự kiện hấp dẫn. Những chiến lược này sẽ giúp tiếp cận đối tượng rộng hơn và tăng khả năng tiếp cận của khách sạn.

Mỗi kênh truyền thông sẽ mang đến những kết quả marketing khác nhauMỗi kênh truyền thông sẽ mang đến những kết quả marketing khác nhau

7. Sử dụng các chiến lược truyền thông phù hợp 

Các chiến lược truyền thông như PR báo chí, hợp tác với KOLs, KOC,… có thể giúp khách sạn mở rộng độ nhận diện và tương tác rất hiệu quả. Vì thế, bạn nên xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp, hướng đến đúng đối tượng, truyền tải những nội dung chất lượng để đạt được mục tiêu marketing.

Vì tầm quan trọng đó, chiến lược chọn KOL cũng phải được cân nhắc để phù hợp với mục tiêu marketing nhà hàng khách sạn. Để hiểu rõ hơn về KOLs marketing, bạn có thể tham khảo bài viết này của Metall.

Lưu ý một số checklist về chiến lược marketing khách sạn  

Sau đây là checklist bạn nên lưu ý về chiến lược marketing khách sạn.

1. Luôn phải có website chuyên nghiệp 

Website có thể được coi là bộ mặt của khách sạn. Vì thế, bạn nên phát triển trang web của mình thật chuyên nghiệp, tối ưu nội dung, hình ảnh và trải nghiệm người dùng. Nhờ đó, website của bạn sẽ được khách hàng đánh giá cao và tăng thêm độ uy tín cho khách sạn.

Website là bộ mặt của khách sạnWebsite là bộ mặt của khách sạn

2. Không thể không có chiến lược SEO website 

SEO website sẽ giúp trang web của khách sạn lên top tìm kiếm của Google, từ đó tăng khả năng tiếp cận và lượng truy cập vào trang web. Khi đó khách sạn sẽ được khách hàng tin tưởng hơn vì sự uy tín.

3. Đầu tư vào tư liệu truyền thông (hình ảnh, video,…) chuyên nghiệp 

Người dùng mạng xã hội hiện nay có xu hướng thích xem hình ảnh, video hơn là đọc văn bản. Vì thế, bạn nên đầu tư vào các tư liệu truyền thông đó, thu hút khách hàng bằng sự sáng tạo, độc đáo.

4. Đăng ký tài khoản Google Business profile

Hồ sơ Google Business là một chiến lược không thể thiếu vì nó sẽ xác nhận sự uy tín, chuyên nghiệp của khách sạn. Bạn còn có thể tiếp cận với lượng lớn khách hàng và tăng doanh thu khi đầu tư cho profile thật thu hút.

5. Chiến lược Social media và chọn kênh “key” 

Chiến lược marketing khách sạn chắc chắn không thể thiếu được phần triển khai trên social media. Đặc biệt bạn nên lưu ý chọn kênh “key”, là kênh chủ yếu của chiến lược. Từ đó tập trung phát triển nội dung, tối ưu kênh và đạt mục tiêu.

6. KOLs hay influencer sẽ giúp nâng tầm thương hiệu và mở rộng tệp khách 

KOLs và Influencer là một xu hướng marketing khách sạn không thể bỏ qua. Nó mang đến nhiều hiệu quả trong việc nhanh chóng tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng. Bạn có thể hợp tác với KOLs, influencer có hiểu biết về lĩnh vực khách sạn, du lịch để củng cố chất lượng nội dung và nâng tầm thương hiệu.

KOLs, Influencer marketing góp phần tăng độ nhận diện cho khách sạnKOLs, Influencer marketing góp phần tăng độ nhận diện cho khách sạn

7. Email marketing chắc chắn là thứ giúp bạn khác biệt 

Email marketing là phương thức giúp khách sạn trở nên khác biệt với khả năng cá nhân hóa trải nghiệm. Bạn có thể gửi email thông báo các ưu đãi, cập nhật thông tin phù hợp với chân dung khách hàng. Từ đó, khách sạn có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh

8. Đừng quên chiến lược giá cạnh tranh cho mùa lễ hội 

Giá cả tác động chủ yếu đến khả năng đặt phòng của khách sạn. Chiến lược này sẽ bao gồm kế hoạch định giá linh hoạt, điều chỉnh các hạn chế về giá để đáp ứng nhu cầu khách hàng và vượt qua đối thủ. 

Khi điều chỉnh giá theo theo mùa lễ hội hội, bạn sẽ có thể tăng tính cạnh tranh cho khách sạn và tăng lượng khách hàng đặt phòng.

9. Welcome gifts sẽ giúp khách hàng yêu quý khách sạn của bạn hơn 

Khách du lịch thường rất thích được tặng quà lưu niệm vì nó khiến họ nhớ về những kỷ niệm trong chuyến đi. Vì thế, quà chào mừng sẽ nhắc khách hàng nhớ về khoảng thời gian ở khách sạn và ghi nhớ thương hiệu một cách sâu sắc. 

Việc tặng quà cho khách cũng giúp khách sạn tạo thiện cảm và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và hoàn thiện trải nghiệm khách hàng. Từ đó tăng khả năng khuyến khích khách hàng quay lại và giữ chân họ lâu hơn. 

Một số lưu ý trong chiến lược marketing khách sạn 

Với những lưu ý dưới đây, bạn sẽ có thể hoàn thiện chiến lược marketing khách sạn một cách tối ưu nhất.

1. Đừng bỏ quên trải nghiệm user trên thiết bị mobile 

Khách hàng thường có xu hướng sử dụng điện thoại di động để tìm thông tin, dịch vụ và phòng khách sạn. Vì thế, bạn cần phải đầu tư cho giao diện của trang web trên mobile để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Khi trải nghiệm user trên mobile được tối ưu, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng. Nhờ đó khách sạn sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng, được họ ghi nhớ và quay lại sử dụng dịch vụ nhiều lần.

Tối ưu hóa trải nghiệm user trên mobile là một phần không thể thiếuTối ưu hóa trải nghiệm user trên mobile là một phần không thể thiếu

2. Luôn cài đặt live chat cho website 

Live chat cho phép khách hàng có thể nhắn tin với khách sạn thông qua web bất cứ lúc nào, nhất là khi họ đang xem website khách sạn và có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin.

Vì website là một kênh marketing quan trọng nên bạn cần luôn túc trực và trả lời ngay thắc mắc của khách hàng. Bạn nên phản hồi càng sớm càng tốt bởi nếu phải chờ đợi quá lâu, khách hàng sẽ có thể cảm thấy khó chịu và thay đổi quyết định mua hàng.

3. Luôn quản lý reviews

Review từ các khách hàng cũ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định đặt phòng của các khách hàng mới. Theo nghiên cứu, hơn một nửa số người mua hàng trực tuyến đọc ít nhất 4 bài review trước khi hoàn tất việc mua hàng. Khách hàng có thể review về khách sạn trên rất nhiều nền tảng như: TripAdvisor, Google My Business, Facebook,…

Khách sạn nào cũng muốn đạt được 100% tỷ lệ đánh giá hài lòng nhưng chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những phản hồi tiêu cực. Vì thế, khách sạn phải luôn quản lý reviews một cách hiệu quả để danh tiếng thương hiệu không bị ảnh hưởng.

Khi trả lời những review tiêu cực, bạn cần giữ thái độ lịch sự, sẵn sàng lắng nghe, xin lỗi khách hàng và tích cực thay đổi để tốt hơn. Việc bạn phản hồi lại những sự chưa hài lòng như thế nào cũng góp phần quan trọng trong xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Một ví dụ về quản lý reviews của khách sạn Vinpearl Nha TrangMột ví dụ về quản lý reviews của khách sạn Vinpearl Nha Trang

4. Khuyến khích khách hàng check-in, reviews 

Check – in, reviews của khách hàng là công cụ marketing nhà hàng khách sạn đơn giản nhưng rất hiệu quả. Việc khách hàng check – in sẽ giúp quảng bá khách sạn, tăng độ tiếp cận khách hàng mục tiêu. Reviews tích cực sẽ giúp thu hút khách mới, xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng lượng đặt phòng khách sạn. 

Vì thế, bạn nên khuyến khích khách hàng check – in và để lại đánh giá. Bạn có thể tặng thêm khuyến mãi để khuyến khích khách hàng thực hiện hoạt động này nhiều hơn.

Nhiều khách hàng check - in sẽ giúp quảng bá khách sạnNhiều khách hàng check – in sẽ giúp quảng bá khách sạn

Giá khách sạn có ảnh hưởng đến chiến lược marketing? 

Giá cả là yếu tổ ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định đặt phòng khách sạn nên nó cũng ảnh hưởng nhất định đến chiến lược marketing.

1. Thu hút khách hàng “nhạy cảm” với giá cả

Với mức giá cả cạnh tranh, khách sạn có thể thu hút hiệu quả những khách hàng “nhạy cảm” về giá. Đó là những người tìm kiếm mức giá tốt nhất và dịch vụ cũng phải chất lượng không kém. Nếu bạn có thể đưa ra mức giá ưu đãi hơn so với đối thủ, bạn chắc chắn sẽ lôi kéo khách hàng một cách dễ dàng.

Giảm giá là cách thu hút khách hàng vô cùng hiệu quảGiảm giá là cách thu hút khách hàng vô cùng hiệu quả

2. Định vị khách sạn trên thị trường

Giá khách sạn đóng vai trò định vị khách sạn trên thị trường. Tùy vào nhóm khách hàng mục tiêu khách sạn nhắm tới mà có mức giá phù hợp.

Ví dụ, một khách sạn nhắm đến tệp khách giàu có sẽ đưa ra mức giá cao và tập trung phát triển các tiện nghi, dịch vụ độc đáo tương ứng với mức giá đó. 

3. Tạo USP (Unique Selling Point) cho khách sạn

Giá cả cũng có thể trở thành một yếu tố trong USP (điểm bán hàng độc nhất) của khách sạn. Nếu khách sạn có mức giá thấp và cung cấp dịch vụ độc đáo, chất lượng thì sẽ trở nên khác biệt và nổi bật hơn đối thủ. 

4. Ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng

Giá khách sạn tác động đến nhu cầu đặt phòng của khách hàng. Nếu khách sạn tăng giá, nhu cầu ấy sẽ có thể giảm đi và ngược lại. Nếu khách sạn giảm giá, nhu cầu tăng lên và tăng khả năng quyết định đặt phòng của khách hàng.

5. Xây dựng lòng trung thành của khách hàng dành cho khách sạn

Lòng trung thành của khách hàng cũng được xây dựng từ chiến lược giá của khách sạn. Một khách sạn đưa ra mức giá ưu đãi cũng nhiều tiện nghi hấp dẫn sẽ giữ chân khách hàng và tăng lượt quay lại nhiều lần hơn.

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng sẽ đảm bảo tăng doanh thu ổn địnhXây dựng lòng trung thành của khách hàng sẽ đảm bảo tăng doanh thu ổn định

Tóm lại, để xây dựng chiến lược marketing khách sạn hiệu quả cần bắt đầu từ đâu? 

Chiến lược marketing khách sạn bao gồm rất nhiều phần, nhiều bước thực hiện để tạo nên một chiến lược hiệu quả. Vậy tóm lại, marketer nên bắt đầu từ đâu để triển khai chiến lược một cách tối ưu nhất?

1. Xây dựng website thu hút 

Ấn tượng đầu tiên của khách hàng về khách sạn sẽ đến từ website. Vì thế, trang web cần phải hữu ích, bắt mắt và tối ưu trải nghiệm user. 

Bạn nên đầu tư vào nội dung trên web sao, cung cấp thông tin bổ ích nhưng cũng không kém phần sáng tạo, hấp dẫn. Đồng thời đăng tải những hình ảnh đặc sắc của khách sạn để thu hút thị giác khách hàng.

Bên cạnh đó, hãy tạo chatbot để thu hút khách truy cập và điều hướng đến những kênh khác của khách sạn. Trả lời khách hàng nhanh chóng cũng sẽ tăng độ thiện cảm của khách hàng dành cho khách sạn.

Để xây dựng website hiệu quả, bạn cần có đội ngũ am hiểu về thương hiệu và có năng lực tối ưu. Nếu không, bạn có thể tìm đơn vị agency cung cấp dịch vụ thiết kế website khách sạn để được tư vấn và triển khai hiệu quả.

2. Sự hiện diện của thương hiệu trên social media 

Social media là kênh truyền thông hữu hiệu mà bạn cần tận dụng trong chiến lược marketing nhà hàng khách sạn. Bạn có thể triển khai nhiều nội dung sáng tạo, độc đáo để thu hút khách hàng một cách hiệu quả. Đồng thời đảm bảo nhấn mạnh vị trí, dịch vụ, nhân viên, các thông tin về khách sạn để tăng nhận diện thương hiệu.

Sự bùng nổ của social media khiến dịch vụ social media marketing càng được các khách sạn lựa chọn. Bằng những sáng tạo mới lạ, hấp dẫn, các agency sẽ giúp bạn marketing khách sạn hiệu quả trên các nền tảng và thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.

3. Digital performance, PR báo chí, booking KOLs,… là không thể thiếu nếu muốn tăng tiếp cận khách hàng mục tiêu 

Digital performance, PR báo chí, booking KOLs,… là xu hướng marketing khách sạn mang đến nhiều hiệu quả. Các chiến lược này giúp tăng khả năng hiển thị, tiếp cận tệp khách rộng hơn và tăng nhận diện thương hiệu. 

Dịch vụ booking KOLs, PR báo chí và digital marketing đã không còn quá xa lạ khi khách sạn tìm đến các dịch vụ marketing khách sạn. Các agency chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược hiệu quả với đội ngũ có chuyên môn cao.

Digital performance, PR báo chí, booking KOLs,.. giúp tăng lượt tiếp cận hiệu quảDigital performance, PR báo chí, booking KOLs,.. giúp tăng lượt tiếp cận hiệu quả

4. Quản lý và xây dựng mối quan hệ hiệu quả với khách hàng hướng đến khách hàng thân thiết

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng giúp khách sạn giữ chân họ và phát triển hình ảnh thương hiệu một cách tích cực. Bạn có thể dùng phần mềm CRM để quản lý mối quan hệ với khách hàng. Các dịch vụ CRM đang dần trở nên phổ biến vì mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn nên triển khai chương trình khách hàng thân thiết để duy trì mối quan hệ. Bằng cách cung cấp các ưu đãi đặc biệt, khách sạn sẽ được khách hàng nhớ đến, yêu thích và quay lại nhiều lần.

5. Quản lý danh tiếng của thương hiệu 

Bên cạnh đánh giá tích cực, khách sạn sẽ khó tránh khỏi bị phản hồi tiêu cực. Vì thế, bạn nên quản lý danh tiếng thương hiệu khách sạn bằng cách giải quyết những đánh giá tiêu cực một cách lịch sự và thiện chí nhất. Hãy luôn thể hiện sự cầu thị, ghi nhận ý kiến khách hàng và cố gắng thay đổi cho hoàn thiện nhất.

Để đảm bảo khách sạn duy trì danh tiếng thương hiệu tốt nhất, bạn có thể sử dụng dịch vụ quản lý thương hiệu từ agency. Họ sẽ giúp bạn giám sát, xử lý các vấn đề và củng cố vị thế thương hiệu.

Danh tiếng thương hiệu cần được quản lý chặt chẽDanh tiếng thương hiệu cần được quản lý chặt chẽ

Qua bài viết trên, Metall hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về chiến lược marketing khách sạn và lợi ích của sử dụng dịch vụ marketing khách sạn. Với dịch vụ marketing khách sạn được thực hiện bởi một agency uy tín, chủ khách sạn sẽ có thể yên tâm triển khai chiến lược và đạt được những kết quả như mong muốn. 

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ marketing khách sạn, bạn có thể liên hệ với Metall để được tư vấn cụ thể: 

Xem thêm các bài viết hữu ích khác từ Metall: